Việc chăm sóc gà chọi đúng chuẩn sẽ giúp bạn tạo nên những chiến binh bất khả chiến bại trong các trận đấu. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm vững phương pháp này, nhất là với người mới bắt đầu. Vì thế, trong những bài viết dưới đây, CWIN sẽ chia sẻ bí quyết nuôi gà đá từ A – Z.
MỤC LỤC
Tổng quan về gà chọi
Gà chọi hay còn gọi là gà đá, là loại gà được nuôi và huấn luyện đặc biệt để tham gia vào các trận đấu. Người nuôi gà chọi thường có đam mê và kiến thức sâu rộng về kỹ thuật chăm sóc và huấn luyện.
Gà chọi thường được tuyển chọn kỹ lưỡng từ những giống loài có đặc điểm thể lực tốt, khỏe mạnh và có bản năng chiến đấu cao. Việc chăm sóc gà chọi không chỉ đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, công sức mà còn yêu cầu kỹ thuật nuôi dưỡng tập luyện và chăm sóc đặc biệt. Đồng thời trước khi tham gia trận đấu, chúng sẽ phải trải qua quá trình huấn luyện nhằm nâng cao khả năng chiến đấu và phát triển kỹ năng tấn công, phòng thủ.
Những loại gà chọi phổ biến
Hiện nay có nhiều loại và tùy thuộc vào đặc điểm hay xuất xứ, chúng có thể được chia thành các dòng gà khác nhau. Điểm thên một số loài phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới:
Gà Asil (Ấn Độ)
Loài này có nguồn gốc từ Ấn Độ và nổi bật với thân hình cơ bắp, đầu to và mắt sâu. Đây là giống gà chọi có sức mạnh và khả năng chiến đấu tốt. Chúng sở hữu cú đá mạnh, lực đẩy tốt và sức chịu đựng cao, thường được sử dụng trong các trận đấu cựa dao hoặc cựa sắt.
Gà nòi Việt Nam
Gà nòi là loại gà chọi phổ biến nhất ở Việt Nam, nổi bật với thân hình to lớn, chắc chắn và bản tính hung dữ. Gà nòi có lối đá cứng rắn, mạnh mẽ và khả năng chịu đòn tốt. Loại này có cựa sắc và có thể dùng cựa như một vũ khí trong các trận đấu.
Gà Shamo (Nhật Bản)
Gà Shamo rất nổi tiếng của Nhật Bản, với thân hình cao lớn, chân dài và cơ bắp phát triển. Đặc điểm nổi bật của chúng là dáng đứng thẳng, tạo nên vẻ uy nghiêm, rất dữ tợn. Loài này có lối đá chậm rãi nhưng uy lực, đòn đánh rất mạnh và khả năng phòng thủ tốt.
Gà Peru
Gà Peru có xuất xứ từ Nam Mỹ, với thân hình to, cao. Loại này nổi tiếng với sức bền và khả năng chịu đòn cao. Chúng có cú đá mạnh kèm theo lối đánh hung hãn, thường được sử dụng trong các trận đấu cựa dao ở nhiều nơi trên thế giới.
Xem thêm: Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà Chọi – Điều Trị, Phòng Tránh Chuẩn
Cách chăm sóc gà chọi tốt nhất
Để chăm sóc gà chọi tốt nhất, cần chú ý đến các yếu tố về dinh dưỡng, môi trường sống và chế độ tập luyện để đảm bảo thể lực luôn khỏe mạnh và sẵn sàng cho các trận đấu. Đối với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy theo dõi những kiến thức hiệu quả sau đây:
Dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng có vai trò thiết yếu, đóng góp to lớn vào khả năng sinh trưởng của chiến kê. Do đó sư kê cần lưu ý tới:
- Thức ăn chính là thóc (lúa), nhưng cần ngâm thóc trong nước từ 8-12 tiếng để thóc mềm, dễ tiêu hóa và tăng hàm lượng dinh dưỡng.
- Bổ sung thêm các loại mồi như sâu, dế, giun, thịt bò hoặc trứng vịt lộn để đảm bảo đủ đạm, tăng cường cơ bắp.
- Rau xanh giúp bổ sung vitamin, khoáng chất, giữ cho thể thực khỏe mạnh và tiêu hóa tốt hơn. Các loại rau phổ biến gồm có rau muống, xà lách, cà chua…
- Đảm bảo nguồn nước sạch và thay nước thường xuyên để tránh nhiễm bệnh.
Chăm sóc sức khỏe
Trong quá trình chăm sóc gà chọi, người nuôi cần theo dõi liên tục tình trạng sức khỏe chúng cũng như tiến hành công tác bảo vệ toàn diện như:
- Tẩy giun ít nhất mỗi 2-3 tháng một lần để đảm bảo gà hấp thụ dinh dưỡng tốt.
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin đề phòng ngừa các bệnh nguy nguy hiểm như tụ huyết trùng, bệnh Newcastle, bệnh cúm gia cầm.
- Chuồng trại cần thoáng mát, sạch sẽ, có độ ẩm vừa phải. Nên lót rơm hoặc cát trong trong chuồng, đồng thời thay định kỳ để tránh ẩm mốc.
Chế độ tập luyện
Để trở thành chiến kê bất bại, sư kê cần có một chế độ chăm sóc gà chọi đặc biệt với việc tập luyện thường xuyên:
- Quần sương: Cho chạy quần vào sáng sớm để rèn sức bền, tăng độ độ dẻo dai và giữ thể lực tốt.
- Vần đòn, vần hơi: Đây là các bài tập chuyên biệt giúp tăng sức bền, khả năng chiến đấu. Nên áp dụng xen kẽ các bài tập kèm theo nghỉ ngơi để phục hồi.
- Phơi nắng: Cho phơi nắng vào buổi sáng để hấp thụ vitamin D, giúp xương chắc khỏe cũng như hạn chế mầm bệnh.
Chăm sóc cẩn thận trước trận đấu
Trước ngày thi đấu, hãy giảm khẩu phần ăn và cung cấp các loại mồi nhiều đạm để chúng đủ sức khỏe, tăng cường cơ bắp. Đồng thời kiểm tra lại sức khỏe tổng quát, kiểm tra chân cựa để chắn không bị thương hoặc tổn thương trước trận.
Lời kết
Kiến thức chăm sóc gà chọi hiệu quả được nhà cái CWIN tổng hợp qua bài viết trên. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích trong việc nuôi dưỡng những chiến kê khỏe mạnh, gan dạ, kiên cường và đầy sức bền khi thi đấu.